Blog
Trong các phần học ngữ pháp,từ vựng,kanji,đọc hiểu,nghe,đa phần người học hiện tại đang dành ít thời lượng cho môn nghe hơn so với các môn còn lại.Nhưng nghe lại là một trong kỹ kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ.Bởi vậy mà nhiều người đang bị mắc cạn trong vòng luẩn quẩn nghe kém dẫn đến giao tiếp kém.Hôm nay mình xin chia sẻ đôi điều về việc luyện nghe tiếng Nhật.
Để tăng khả năng nghe tiếng Nhật bạn nên nghiêm túc thực hiện các bước sau.
Bước 1: Bắt bệnh : Tìm ra lý do mình không nghe được.
Các lý do không nghe được thường mắc phải như sau:
Lý do 1: Từ mới, không biết nghĩa là gì.
Nếu bạn gặp lý do này, thì dù có nghe đi nghe lại một trăm lần cũng chẳng hiểu nó là gì.
Từ vựng là 1 trong yếu tố then chốt của việc nghe được, nói được, viết được..và tất cả cái được trong học ngoại ngữ. Nên phải cấp tốc bổ sung từ vựng.
Nếu bạn luyện nghe trong sách. Ví dụ đang luyện nghe N2 mà khi check lại script thấy phần từ mới quá nhiều thì hãy gấp rút học từ vựng. Cách đơn giản nhất là học từ vựng qua bài nghe đấy. Nghe xong check lại script, note từ vựng kỹ càng, rồi lại nghe tiếp. (Thậm chí có thể làm ngược lại, phân tích script kỹ càng sau đó nghe nhiều lần)
Còn nếu như bạn luyện nghe qua video bản tin, phim, mà chỉ hiểu được tầm 3,40% thì khả năng là hơi quá sức với bạn, hãy chuyển sang cái gì đó nhẹ nhàng hơn.
Và trước mắt nên tập nghe từ giáo trình, vì nghe từ giáo trình bao giờ cũng dễ hơn nghe qua phim. Giọng đọc chuẩn, cách nói chuẩn, lại có script để check lại nữa.
Nghe qua phim, tiếng lóng nhiều, tốc độ nói nhanh, câu tự nhiên theo kiểu người bản xứ nói chuyện nên nếu trình từ vựng còn kém thì sẽ không nghe được gì dẫn đến NẢN -> BỎ CUỘC
Lý do 2: Lý do không nghe được không phải do từ vựng, rõ ràng là khi check lại từ vựng thì biết từ đó nghĩa là gì rồi, mà lúc nghe lại chẳng nghe ra.
Cái này cũng nhiều người bị, một là do từ tiếng nhật có nhiều hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa,rồi do cấu trúc câu rắc rối hoặc nhiều khi nhìn vào từ kanji chúng ta biết nghĩa, biết âm đọc của từ đó, nhưng khi nghe lại không hiểu.
Vấn đề này một do phần hình và phần tiếng đang không ăn khớp với nhau.
Bạn chăm chỉ học từ vựng nhưng mới chỉ luyện ở phần hình, chứ chưa luyện ở phần tiếng nên hai cái không khớp nhau.(Hoặc nhiều khi quá chú trọng vào nghĩa của từ Kanji mà quên mất cách đọc)
Cách đơn giản là khi học từ vựng chịu khó luyện đọc thành tiếng từ vựng đó luôn. Hoặc nếu từ đó có file âm thanh của nó(giống như cuốn mimi kara oboeru thì càng tốt). Học từ vựng xong, nghe lại file âm thanh để nhớ nghĩa về mặt âm thanh.
Cách thứ 2 là bạn chịu khó tăng thời gian học nghe lên nhiều hơn.
Khi tập nghe nhiều, nghe khoảng vài chục lần đoạn hội thoại nhắc đến từ đó thì bạn sẽ nhớ về nó.
Bạn thử tưởng tượng xem, khi học lên N2, N1, những từ sơ cấp như arigato gozaimasu. Người ta dù có nói kiểu gì bạn cũng sẽ nghe được. Bởi vì bạn đã quá quen thuộc với nó rồi, quen đến nỗi nó đã thành cái phản xạ rồi, người ta chỉ cần bật hơi ra là bạn hiểu.
Vậy nên tăng thời gian nghe lên, kể cả những cái đã nghe rồi, những phần thậm chí bạn đã quen và biết hết từ rồi vẫn cứ bật lên nghe lại chứ không phải chỉ nghe 1 lần rồi bỏ qua.
Hoặc có nhiều khi lý do không phải thuộc về từ mới mà là câu nó trúc trắc quá, chưa kịp phản xạ để phân tích câu. Nếu vậy thì càng phải nghe nhiều, nghe cho đến bao giờ thuộc lòng thì thôi.
Việc học nghe và học đọc, hai phần này là 1 quá trình tích lũy chứ không phải giống từ vựng hãy ngữ pháp, nhớ là xong.
Không phải cứ hôm nay học nghe thì mai sẽ nghe được. Hoặc không phải chẳng bao giờ luyện nghe xem cái âm thanh đọc từ đấy lên là gì mà đùng một phát người ta nói đến nó mình hiểu liền.
Nên muốn nghe tốt, mình phải đặt ra thói quen và quy định cho chính mình. Mỗi ngày nghe tầm 30 phút.
Dễ nhất là nghe trong giáo trình, nghe giáo trình chán rồi thì chuyển sang nghe youtube, phim, bản tin.
Nghe cái gì cũng được, nhưng nhất định phải là nghe có chủ đích, nghe và lấy thông tin chứ ko phải là bật lên nghe rồi để đấy đi làm việc khác.Cách đấy chỉ áp dụng khi bạn đã thực sự thành thạo, bạn để 50% tâm trí vào việc khác, 50% tâm trí vào việc nghe mà vẫn hiểu. Ví dụ như khi bạn vừa đọc sách vừa nghe nhạc việt nam vậy, vẫn đọc sách được mà nhạc nó hát gì vẫn hiểu.
Còn bây giờ trình nghe còn chưa đủ tốt, chưa đủ để kiểm soát cái đấy thì nên luyện nghe có chủ đích. Ngồi vào bạn nghe, rồi phân tích xem mình đang bị ko nghe được chỗ nào, từ nào mình không nghe được, chỗ này họ nói ra sao..có làm như vậy mới tích lũy được.
Chứ bật lên để đấy đi làm việc khác, hoặc bật lên nghe một lúc rồi ngủ lăn quay lúc nào không biết thì thực sự nó chẳng có tác dụng gì cả.
Khi các bạn nghe tốt rồi thì các bạn sẽ có khả năng bắt chước lại được cách người ta nói, từ đó phần phát âm và nói cũng sẽ dần được cải thiện.
Có nhiều người nói rằng việc học ngoại ngữ nên bắt đầu từ việc nghe, vì giống như trẻ con bắt đầu từ nghe, nói rồi mới biết đọc biết viết.
Cách đấy mình thấy nó cũng đúng mà cũng không đúng. Vì nếu đem cách đó áp dụng với trẻ con, thì có thể ok. Nhưng áp dụng với người lớn mà học ngoại ngữ không phải ở nước bản địa(ví như đang ở việt nam học tiếng nhật chẳng hạn) thì có thể sẽ hơi khó.
Nhưng nói gì thì nói,khi học nghe, bạn cần làm rõ 2 điều trên.
Một, bắt bệnh, vì sao mình nghe kém? Để chữa.
Hai là chữa bằng cách nghiêm túc thực hiện, uống thuốc chăm chỉ đều mỗi ngày.
Nghe từ cái dễ đến cái khó, quen rồi vẫn nghe để tạo thành phản xạ. Áp dụng vừa học nghe vừa học từ vựng.
Sau khi đã có nền căn bản thì mở rộng tài liệu nghe, không chỉ nghe trong sách nữa, mà lên youtube search video của người Nhật ra nghe, nào là bản tin, phim, youtuber người Nhật.
Nghe bằng nhiều giọng khác nhau, nhiều cách nói của nhiều người khác nhau để mở rộng vốn từ và khả năng nghe.
Nhiều người chỉ nghe JLPT mà chẳng mấy khi nghe mấy người bình thường nói, nên thường hay bị ‘khớp’ là vậy.
tuyệt vời quá ss ạ. cảm ơn ss nhiều lắm ^^